

Là một loại hình dân ca dùng để hát cúng , nghi lễ ,phong tục và thờ thành hoàng. Là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của đất tổ con người Việt Nam với những hình thức nghệ thuật đa yêu tố
Về nguồn gốc: hát xoan có thể đã xuất hiện từ rất sớm , từ thời vua Hùng dựng nước , gắn liền với các giai thoại của thời kì lập nước cùa Hùng Vương
Về thể loại: có ba hình thức khác nhau:
- Hát thờ thần thành hoàng làng , thờ các vua Hùng , hát nghi lễ cầu mùa màng tươi tốt
- Hát giao duyên giữa đôi nam nữ
- Hát múa mời rượu , hát tiều ngư canh mục
Về đặc trưng: thường được hát vào mùa xuân ở các đình, miếu , để tổ chức khai xuân , thờ cúng và giao duyên giữa nam và nữ.

Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, vùng ven Hà Nội, Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Về nguồn gốc: hát Trống Quân xuất hiện vào đời nhà Trần, thời kháng chiến chống quân Nguyên. Cũng có tương truyền vào đời vua Hùng thứ 13, sau khi kết duyên với Chữ Đông Tử, công chúa Tiên Dung đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy cả điệu hát trống quân.
Về thể loại: hát trống quân là lối hát giao duyên ứng tác giữa nam và nữ. Tất cả những tâm tư tình cảm của các chàng trai cô gái được giãi bày theo một niêm luật của làn điệu trống quân hay đố sự vật, hiện tượng trên trời, dưới đất, đố sự am hiểu về luân thường đạo lý, thể hiện sự thề nguyền, ước hẹn….
Về đặc trưng: hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn "Lưu không" giữa những câu đối đáp.
Hát Trống quân là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc cần được giữ gìn và phát huy.
Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay, nổi bật là dân ca quan họ Bắc Ninh.
Về nguồn gốc: quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình", hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ").
Về thể loại: có 2 loại hát quan họ là: Quan họ truyền thống và Quan họ mới.
Về đặc trưng: quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Một số tác phẩm tiêu biểu như: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang….
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam , mang đậm bản sắc riêng của dân tộc
Về nguồn gốc, hình thành từ thế kỉ X , dưới thời nhà Đinh . Kinh đô Hoa Lư ở Ninh Bình là quê cha đất tổ của hát chèo. Chèo được sáng lập bởi một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh , tên bà là Phạm Thị Trân.
Về thể loại: chèo có các thể lọa như :
- Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của phường chèo xưa ,được biểu diễn ở sân đình ,sân chùa.
- Chèo chái hê , là loại chèo dân ca được hát vào rằm tháng bảy hằng năm hoặc trong đám tang
- Chèo cải lương là loại chèo được cách tân và khởi xướng bởi ông Nguyễn Đình .
Về đặc trưng: chèo là một nghệ thuật tổng hợp mà con người ta muốn biết về nó phải tìm hiểu chuyên sâu thì mới biết hết được cái hay cái đẹp của nó
Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam , mang đậm bản sắc riêng của dân tộc
Về nguồn gốc, hình thành từ thế kỉ X , dưới thời nhà Đinh . Kinh đô Hoa Lư ở Ninh Bình là quê cha đất tổ của hát chèo. Chèo được sáng lập bởi một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh , tên bà là Phạm Thị Trân.
Về thể loại: chèo có các thể lọa như :
- Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của phường chèo xưa ,được biểu diễn ở sân đình ,sân chùa.
- Chèo chái hê , là loại chèo dân ca được hát vào rằm tháng bảy hằng năm hoặc trong đám tang
- Chèo cải lương là loại chèo được cách tân và khởi xướng bởi ông Nguyễn Đình .
Về đặc trưng: chèo là một nghệ thuật tổng hợp mà con người ta muốn biết về nó phải tìm hiểu chuyên sâu thì mới biết hết được cái hay cái đẹp của nó
Xẩm là một loại hình dân ca của miền Bắc Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. "Xẩm" cũng còn được dùng để gọi những người hát xẩm - thường là người khiếm thị đi hát rong kiếm sống và do đó hát xẩm còn có thể coi là một nghề.
Về nguồn gốc, Theo truyền thuyết kể lại rằng : đời nhà Trần, vua cha Trần Thánh Tông có hai hoàng tử là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán hãm hại, chọc mù mắt rồi đem bỏ giữa rừng sâu. Tỉnh dậy, hai mắt mù loà nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy, ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, cây đàn vang lên những âm thanh rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang hoa quả đến cho ông ăn. Sau đó, những người đi rừng nghe tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Trần Quốc Đĩnh dạy đàn cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vời ông vào hát và nhận ra con mình. Trở lại đời sống cung đình nhưng Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người dân để họ có nghề kiếm sống. Hát xẩm đã ra đời từ đó.
Về thể loại: Có 2 làng điệu chính
-Xẩm chợ có điệu hát mạnh , những tiếng đệm , tiếng đưa hơi đều hất nổi tiếng bằng đàn bầu hay nhị với sênh phách
-Xẩm cô đào thì nhẹ hơn xẩm chợ , dịu dàng hơn cốt giúp cho dư âm và bắt khúc được dễ dàng hơn
Về đặc trưng: Các làng điệu dân ca khác trong hát xẩm đã được xẩm hóa theo cách đặc trưng của xẩm