top of page

Dân ca là những bài hát , câu ca điệu hát được lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ trong nhân gian mà không rõ nguồn gốc và không rõ tác giả . Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn. Do vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người sáng tác ban đầu không rõ là ai. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được truyền bá đi khắp nơi.

Các điệu dân ca có từ rất lâu đời, nó được hình thành trong quá trình lao động sản xuất, xuất hiện sau những trận chiến thắng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dòng hạc dân tộc vẫn tồn tại cùng với tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Đến thế kỷ X khi đất nước độc lập, âm nhạc dân tộc phát triển vô cùng mạnh mẽ và tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể vô giá cho dân tộc Việt Nam và nhân loại.

CHỨC NĂNG GIÁO DỤC

Dân ca giáo dục tình yêu quê hương đất nước, trân trọng giá trị nghệ thuật của con người ở mỗi vùng quê. Dân ca giáo dục tình cảm và thẩm mĩ cho chúng ta. Đó là những điều hay lẽ phải, cách ứng xử giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức, những bài hát có ca từ dễ thuộc, giai điệu mềm mại, trữ tình có ảnh hưởng nhất định tới trẻ tạo những cảm xúc tương ứng. Những bài dân ca có giai điệu nhẹ nhàng bay bổng cũng tạo cho trẻ biết cách diễn đạt ngôn ngữ hơn còn những bài có tiết tấu sinh động, rộn ràng, lời ca rắn rỏi, mạnh mẽ sẽ tạo cho trẻ phát huy những tình cảm thẩm mĩ và lành mạnh. Những giai điệu ngọt ngào của dân ca khiến chúng ta thêm yêu quê hương đất nước mình, tự hào về một nền âm nhạc dân gian phong phú của dân tộc.”

KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP ÂM NHẠC VIỆT
DÂN CA BẮC BỘ

Về quêTrần Mạnh Tuấn
00:00
bottom of page