top of page

HÁT QUAN HỌ

1. Khái niệm

               Dân ca Quan họ Bắc Ninh  là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó còn được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.

Khái niệm

2. Nguồn gốc

Ý nghĩa từ "Quan họ" thường được tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình".Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.

Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận.Quan họ ngày nay không chỉ là lối hát giao duyên (hát đối) giữa "liền anh" (bên nam, người nam giới hát quan họ) và "liền chị" (bên nữ, người phụ nữ hát quan họ) mà còn là hình thức trao đổi tình cảm giữa liền anh, liền chị với khán giả. Một trong những hình thức biểu diễn hát quan họ mới là kiểu hát đối đáp giữa liền anh và liền chị. Kịch bản có thể diễn ra theo nội dung các câu hát đã được chuẩn bị từ trước hoặc tùy theo khả năng ứng biến của hai bên hát.

Nguồn gốc

     3. Sự phát triển  

     Quan họ truyền thống chỉ tồn tại ở 49 làng Quan họ gốc ở xứ Kinh Bắc, Quan họ truyền thống là hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa dân gian của người dân Kinh Bắc, với những quy định nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị phải am tường tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này giải thích lý do người dân Kinh Bắc thích thú "chơi Quan họ", không phải là "hát Quan họ" Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ. "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức "cái tình" của bạn hát).

Sự phát triển

      4. Đặc điểm

      Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

      Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Trong các lễ hội quan họ có cả những cuộc thi trang phục quan họ

Đặc điểm

    5.Nghệ nhân và Giá trị

        Trong số 11 nghệ nhân ưu tú thuộc loại hình nghệ thuật dân gian của huyện Việt Yên (Bắc Giang) vừa được Nhà nước phong tặng có hai nghệ nhân quan họ của làng Nội Ninh, xã Ninh Sơn. Đó là nghệ nhân Đoàn Thị Cõn, 91 tuổi và Đoàn Thị Tình, 89 tuổi. 

       Cụ Cõn hồi tưởng: “Ngày ấy, người chơi quan họ đơn giản lắm. Cái chiếu trải trong lễ hội là đủ để các anh hai, chị hai đối đáp nhau”. Xem các liền anh, liền chị hát, cụ mê quan họ từ lúc nào chẳng biết. Cụ thường xuyên thổi cơm nấu nước tại nhà ông trùm quan họ trong làng nên càng có điều kiện để học và thuộc nhiều bài quan họ cổ. Vốn quan họ ngày càng đầy hơn theo năm tháng cuộc đời cụ dù dân ca quan họ một thời trầm lắng.

Sau này, những cán bộ của ngành văn hoá thông tin về thôn xóm để sưu tầm từ những người còn gìn giữ những làn điệu quan họ từ bao đời nay. Cụ Cõn như một “kho tư liệu sống” về quan họ cung cấp các bài hát cho đoàn

Nghệ nhân Đoàn Thị Cỡn

Nghệ nhân và giá trị

Khi ca quan họ được UNESCO vinh danh là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, thôn Nội Ninh của cụ là một trong 49 làng quan họ cổ được công nhận. Cụ lại truyền niềm tự hào dân tộc và niềm đam mê hát quan họ cho các thế hệ kế cận trong làng. Nhiều lần cụ cùng thành viên CLB quan họ thôn Nội Ninh đạt giải cao khi liên hoan hát quan họ tại Lễ hội chùa Bổ Đà.

Niềm say mê dân ca đã thôi thúc nghệ nhân Đoàn Thị Tình đến với loại hình đặc trưng của vùng văn hoá Kinh Bắc này một cách tự nhiên. 

Từ bé, cụ đã được các bà, các cô trong làng cho đi hội hát. Những làn điệu dân ca mượt mà cứ thế đi vào tâm trí cụ. Cụ học lời ca ở mọi lúc mọi nơi. Khi đi cấy đổi công, cụ cũng bảo các chị hát để nhẩm theo. Lúc đó, cụ Tình vẫn ao ước: "Bao giờ em mới hát được như các chị?". Cảm mến sự ham học hỏi của cụ, những “chị hai” vừa cấy, vừa tận tâm truyền dạy. 

Nghệ nhân Đoàn Thị Tình

Nghệ nhân Đoàn Thị Tình bày tỏ: “Ngày trước chúng tôi học hát quan họ bằng hình thức truyền khẩu, không có sách vở, không có nhạc đệm. Bây giờ việc truyền dạy quan họ thuận lợi hơn rất nhiều. Có thày, có sách nên người học nhanh thuộc lời hơn, hát luyến láy nhiều hơn, nghe rất hay. Tôi cũng mong cái hay, cái đẹp dân ca quan họ được truyền lại cho thế hệ sau”.

Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), Dân ca quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù.

 6. Thực trạng và giải pháp

    Như bao loại hình âm nhạc dân tộc khác.Quanh họ cũng từng có một thời vàng son dược phổ biến rộng rãi.Nhưng trong thời kì hội nhập hóa thì loại hình âm nhạc truyền thống dần bị mai mọtThế nhưng vào ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.Nhờ đó quan họ được chú ý đền và bắt đầu được gìn giữ và tuyên truyền rộng rãi.Xã hội và chính phủ đang chung tay gìn một một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Thực trạng và giải pháp

(sưu tầm Wikipedia)

7. Tham khảo

Tham khảo

KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP ÂM NHẠC VIỆT
DÂN CA BẮC BỘ

Về quêTrần Mạnh Tuấn
00:00
bottom of page