top of page

HÁT CHÈO

     1. Khái niệm

         Từ bao đời nay nghệ thuật hát chèo đã trở thành một loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật rất đỗi quen thuộc của người dân Việt Nam, nuôi dưỡng đời sống tinh thần dân tộc bởi cái chất trữ tình thấm đẫm truyền thống. Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

 2. Nguồn gốc

       Chèo vốn là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

       Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Chèo có lịch sử hình thành từ thế kỷ X, dưới  thời nhà ĐinhKinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Sau đó chèo phát triển rộng ra vùng châu thổ Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sĩ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam vào thế kỷ 14. Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.Qua dần thời gian, người Việt Nam đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành cá vở diễn trọn vẹn và dài hơn.

Anchor 2
Anchor 3

3. Sự phát triển

       Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.Dần dần chèo đã lan rộng xâm nhập vào mọi mặt sinh hoạt đời thường của bà con thôn xóm, những người làm chèo đã nhanh chóng kịp thời chuyển địa điểm diễn qua sân đình, từ lòng đình hoặc thềm đình quay ra ba phương sáu hướng, lấy đấy làm khán trường ngoài trời rộng rãi phóng khoáng. Cứ thế, dần hình thành cả loạt nguyên tắc kịch thuật linh hoạt độc đáo, mà nhiều nhà chuyên môn gọi là sân khấu ba mặt.

Anchor 4

24. Đặc điểm

  Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt. Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

  Thỏa ban đầu,ca chỉ là những bài vãn ca hát trong những dịp tang lễ nhưng lần lần, do nhu cầu, thành phần ca một mặt phải tiếp thu thêm những làn điệu mới của dân gian với những sắc thái phong phú hơn, mặt khác phải tự phân hóa tùy theo diễn biến của tích truyện thành những hình thức mới mà giai điệu càng lúc càng trở nên linh động, tự do, đến độ nhiều khi trở nên lối nói thường như lối nói trong đời sống hàng ngày. Sự phát triển và phân hóa ở đây rõ ràng chịu ảnh hưởng của nhịp độ diễn biến của tích chèo khi thì trầm lặng đều đều, khi thì trở nên éo le ly kỳ, khi thì gấp rút, dồn dập, nhộn nhịp, tưng bừng, có khi như ngưng hẳn lại như người nghe chuyện ngưng thở đợi chờ biến cố...

Anchor 5
Anchor 6

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Ngoan

Nghệ sĩ nhân dân Thanh Hoài

Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ thứ X tới nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,... hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồngcải lươngquan họ

   6. Thực trạng

    Như bao loại hình âm nhạc dân tộc khác chèo dù mang trong mình nhưng giài trị lịch sử quý giá cùng đọa lí làm người thế nhưng cũng không thể bám trụ được trước sự phát triển hiện đại.Khôngcòn nhu cầu thưởng thức thì chắc chắn sẽ bị lãng quên khi bị thờ ơ đánh giá là không hợp xu thế.Trước thực trạng đó nhà nước cùng xã hội cần phải có nhưng chính sách phát triển lại chèo, tổ chúc các buổi biểu để chèo có thể tiếp tục được lưu truyền.Và nên có các cuộc thi  nhằm khẳng định đẳng cấp, tôn vinh tài năng của các cá nhân và nhóm nghệ sĩ, ghi nhận công sức tìm tòi, sáng tạo của nghệ sĩ trong quá trình lao động nghệ thuật. Các Cuộc thi được tổ chức theo từng chuyên ngành cho nghệ sĩ trẻ đang hoạt động ở các loại hình nghệ thuật Sân khấu và Ca, Múa, Nhạc để khuyến khích, phát hiện, bồi dưỡng tài năng.

Anchor 7

(sưu tầm Gocnhin.net;Sankhau.com)

7. Tham khảo

Anchor 1

KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP ÂM NHẠC VIỆT
DÂN CA BẮC BỘ

Về quêTrần Mạnh Tuấn
00:00
bottom of page