top of page

HÁT TRỐNG QUÂN

Âm nhạc dân tộc là tinh hoa, là cái hồn, cái thần của dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã sáng tạo và coi âm nhạc như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Theo dòng lịch sử, dòng nhạc dân tộc được lưu truyền cho đến nay như một mạch máu xuyên suốt. Tiếp nối quá trình phát triển đó, người dân Việt Nam đã tự sáng tạo ra những điệu nhạc, những nhạc cụ với nhiều thể loại khác nhau. Theo thống kê của Viện Âm nhạc, hiện nay nước ta có hơn 17 nghìn bài dân ca, gần 9 nghìn bài dân nhạc của 54 dân tộc, 75 vở diễn sân khấu và diễn xướng dân gian, do 1.848 nghệ nhân hát và đàn. Trong đó nhạc đàn có 803 thể loại, nhạc hát có 1.045 thể loại. Mỗi làn điệu, mỗi nhạc cụ lại mang một thông điệp nhưng tựu trung lại vẫn là những tâm tư, khát vọng, bộc lộ những tình cảm cổ vũ tinh thần mọi người để có sức mạnh trong lao động, chiến đấu và còn để giáo dục con cháu về truyền thống của cha ông, của dân tộc.

Và Trống quân là một trong kho tàng âm nhạc rộng lớn, phong phú ấy.

Khái niệm

1.Khái niệm:

       Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du của Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra. Một số nơi có nghệ thuật Trống Quân phát triển như ở Hưng YênHải DươngBắc Ninh, vùng ven Hà NộiVĩnh Phúc và Phú Thọ.

Nguồn gốc
Sự phát triển
Đặc điểm

     3. Sự phát triển

     Trải qua bao thăng trầm, rồi qua cả một thời gian dài bị chìm lắng tưởng chừng như không còn ai nhớ đến tiếng hát Trống quân dìu dặt ấy nữa, thì đến năm 1994, hát Trống quân ở Dạ Trạch đã có dịp được hồi sinh. Với người dân Dạ Trạch, một làn điệu dân ca cổ còn lưu truyền và phát triển làm đẹp thêm truyền thống văn hóa làng quê mới là điều đáng quý. Tâm niệm đó không phải chỉ của các bậc nghệ nhân mà của cả lớp diễn viên trẻ của dân làng bên bờ đầm Dạ Trạch có câu chuyện huyền thoại Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
 

2.Nguồn gốc:

      Hát trống quân ở Dạ Trạch không biết có từ bao giờ. Nhưng theo truyền thuyết kể lại rằng: Vào đời vua Hùng thứ  công chúa Tiên Dung trong một chuyến du ngoạn dọc theo sông Hồng đã có mối duyên kì ngộ với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Đôi vợ chồng không môn đăng hộ đối ấy đã cùng người dân cải tạo cả một vùng lau sậy bạt ngàn và những bãi cát hoang sơ thành làng quê trù phú. Công chúa Tiên Dung đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy cả điệu hát trống quân. Tương truyền thì điệu hát Trống quân ra đời từ đó. Nhưng chắc chắn đây là làn điệu dân ca của người dân đồng bằng Bắc Bộ, một điệu hát giao duyên ứng tác còn tồn tại trên mảnh đất Dạ Trạch.
Trải qua bao thăng trầm, rồi qua cả một thời gian dài bị chìm lắng tưởng chừng như không còn ai nhớ đến tiếng hát Trống quân dìu dặt ấy nữa, thì đến năm 1994, hát Trống quân ở Dạ Trạch đã có dịp được hồi sinh. Với người dân Dạ Trạch, một làn điệu dân ca cổ còn lưu truyền và phát triển làm đẹp thêm truyền thống văn hóa làng quê mới là điều đáng quý. Tâm niệm đó không phải chỉ của các bậc nghệ nhân mà của cả lớp diễn viên trẻ của dân làng bên bờ đầm Dạ Trạch có câu chuyện huyền thoại Chử Đồng Tử và Tiên Dung.

      4. Đặc điểm:

Hát trống quân ở mỗi địa phương có chút ít khác nhau về làn điệu, cách thức, thời điểm hát nhưng có đặc điểm chung là cách thức hát xướng giống nhau, làn điệu gần giống nhau và sử dụng một loại trống để đánh nhịp khi hát và đoạn "Lưu không" giữa những câu đối đáp.

Hát Trống Quân phổ biến ở Bắc Bộ thường được tổ chức vào những tuần trăng tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với trai hoặc gái trong làng hoặc giữa họ với nhau vào buổi tối, lúc nghỉ việc. Hát trống Quân thường được tổ chức ngoài sân nhà hoặc ở bãi cỏ rộng, ở gần đình làng, giữa một bên là nam và một bên là nữ

Nghệ nhân
5. Nghệ nhân

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hữu Bổn là một trong những người có công lớn trong việc phục dựng lạt điệu hát trống quân Dạ Trạch trong suốt 22 năm qua. Bây giờ, dù đã tuổi cao, sức yếu nhưng dường như trong con người ông chưa bao giờ hết trăn trở về văn hóa quê hương.

Nguyễn Thị Thanh Xuyên người có công trong việc gìn giữ điệu hát trống quân.

     Hơn hai chục năm qua, với biết bao công sức, tâm huyết của mình, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thanh Xuyên và các thành viên trong CLB Trống quân Dạ Trạch (Khoái Châu - Hưng Yên) đã liên tục tuyển chọn, tổ chức truyền dạy, phổ biến điệu hát trống quân đặc sắc của quê hương cho người dân địa phương và vùng lân cận. 

Giá trị và thực trạng

  6. Giá trị

  Hát Trống quân làng Bùi Xá được chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia . Loại hình nghệ thuật này đã trở thành nét đẹp văn hóa tinh thần không thể thiếu của người dân làng Bùi Xá.

7. Thực trạng :

Tuy nhiên, đứng trước một thực tế của thời kỳ mở cửa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, làng Bùi Xá cũng không tách khỏi được thực tại đó, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật, dòng nhạc hiện đại du nhập, nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người dân cũng có những thay đổi, không gian văn hóa làng ngày càng thu hẹp. Do vậy, vấn đề đặt ra cho công tác bảo tồn, nhất là sự cân bằng phù hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị của di sản là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với việc bảo vệ các giá trị của di sản hát trống quân.

( Nguồn:  Báo thanh niên, Báo mới, wikipedia)

Tham khảo

8. Tham khảo

KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP ÂM NHẠC VIỆT
DÂN CA BẮC BỘ

Về quêTrần Mạnh Tuấn
00:00
bottom of page