top of page

CA TRÙ

Anchor 1
Anchor 2

    2. Nguồn gốc

Ca trù được bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cùn một số trò diễn và múa dân gian. Chính vì vậy, ca trù được xem là bộ môn nghệ thuật tổng hợp với nét độc đáo là sự phối hợp đa dạng, tinh tế, nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc, đôi khi có cả múa.

1. Khái niệm

     Ca trù (hay còn gọi là hát cô đầu, hát ả đào, hát nhà tơ, hát nhà trò) là một loại hình diễn xướng bằng âm giai rất thịnh ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù được biết đến như một bộ môn nghệ thuật truyền thống trong làng nhạc dân tộc. Khi hát thường kết hợp cùng một số nhạc cụ như phách, đàn đáy, trống chầu…

Anchor 4

3. Sự phát triển

     Ca trù xuất hiện sơ khai vào đầu thế kỉ XI, bắt đầu thịnh hanh trong nước từ thế kỉ XV nhũng mãi đến nửa cuối thế kỉ XX thì ca trù mới được cả thế giới biết đến lần đầu tiên thông qua tiếng hát của nghệ nhân Quách Thị Hồ(1909-2001). Dần dần sau đó, hát ca trù trở nên thịnh hành, phổ biến. Ca trù ngày càng được nhiều nhạc sĩ, nhạc học gia trong và ngoài nước theo học, tìm hiểu, nghiên cứu và giới thiệu tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Mặc dù trải qua một thời gian khá dài cùng với những biến cố lịch sử, song ca trù vẫn giữ được vị trí của mình. Ca trù hiện đang có ở 14 tỉnh, thanh trong và ngoài nước: miền Bắc (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc); miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình); miền Nam(Thành phố Hồ Chí Minh). Và theo thống kê của các nhà nghiên cứu, năm 2010 có 63 câu lạc bộ ở 15 tỉnh, thành phố trên cả Việt Nam có hoạt động thường xuyên và có kế hoạch luyện tập truyền nghề ca trù.

Anchor 7

4. Đặc điểm

      Ca trù không những phát triển đa dạng trong thể loại, thể văn chương mà còn đa dạng về âm nhạc, giai điệu, thanh phần biểu diễn. Về âm nhạc, Ca trù vừa là một loại thanh nhạc (vocal music), vừa là một loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, tinh vi.

     Thanh nhạc: Ca nương phải có một giọng thanh - cao - vang, khi hát phải biết ém hơi, nhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.

Khí nhạc: Kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương- theo lề lối hay hàng hoa- sáng tạo và bay bướm.

     Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay - thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

     Về thành phần biểu diễn, một chầu hát cần có ba thành phần chính:

         Một nữ ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,

         Một nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát

         Người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là "tức tịch," nghĩa là "ngay ở chiếu."

Anchor 5

5. Nghệ nhân và giá trị

Nghệ nhân Nguyễn Thị Chúc ngay từ thuở nhỏ đã được coi như một danh ca nổi tiếng đất Hà Thành với giọ hát mượt mà, trong trẻo và đi sâu vào lòng người. Tuy nhiên, trải qua những thăng trầm của thời chiến mà danh ca của bà cũng từ đó biến đổi theo. Bà hăng say ca hát với nhịp phách và tiếng đàn đến những năm 1950. Sau những năm 54 có chỗ đứng do bị coi là tàn tích của chế độ phong kiến cũ chính vì thế bà phải gác lại niềm đam mê của mình. 
Sau hơn 40 năm, ca trù dần được quan tâm trở lại bà lại được tiếp tục với niềm đam mê ca hát của mình. Khi đó bà trở thành gương mặt tiêu biểu trong Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long và Câu lạc bộ Ca trù Hà Đông. Bà cũng là người đã cùng học trò là Phạm Thị Huệ thành lập CLB ca trù Thăng Long, nay là phường ca trù Thăng Long, để truyền dạy ca trù cho thế hệ trẻ.

     Ngay từ nhỏ bà Phó Thị Kim Đức nổi tiếng khắp chốn Hà Thành với lối hát tròn vành rõ chữ, giỏi sinh phách và được coi như một ca nương thời bấy giờ.
     Tuy nhiên, sau Cách mạng Tháng Tám ca trù ngày càng bị mai một, người theo nghề ca trù cũng thưa thớt dần. Bản thân bà Kim Đức cũng không còn đi hát ca trù nữa mà bà chuyển sang hát chèo và ngâm thơ. Giọng ca mượt mà, uyển chuyển của bà dễ đi vào lòng người.
Chính vì giọng ca đầy tinh tế và truyền cảm đối với người nghe nên nhiều lần bà được mời vào Phủ chủ tịch biểu diễn khi Bác Hồ tiếp các đoàn khách quốc tế.
     Năm 1986 sau gần 30 năm công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, bà Kim Đức đã có nhiều đóng góp lớn lao cho nền nghệ thuật nước nhà. Bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú.

Nghệ nhân Nguyện Thị Chúc

Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức

Giá trị nổi bật của Ca trù

Ca trù đã được Hội đồng thẩm định di sản của UNESCO đánh giá như sau:

  • Ca trù đã trải qua một quá trình phát triển ít nhất từ thế kỷ 15 đến nay, được biểu diễn trong không gian văn hóa đa dạng gắn liền, ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Ca trù thể hiện một ý thức về bản sắc và sự kế tục trong nghệ thuật biểu diễn, có tính sáng tạo, được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các tổ chức giáo phường. Những giáo phường này đã duy trì các cộng đồng có quan hệ mật thiết, tạo nên nét đặc trưng cho Ca trù. Mặc dù trải qua nhiều biến động lịch sử, xã hội nhưng Ca trù vẫn có một sức sống riêng bởi giá trị nghệ thuật độc đáo của nó đối với văn hóa Việt Nam.

  • Ca trù độc đáo ở không gian nghệ thuật riêng, nhạc cụ và thể thơ riêng biệt. Theo các nghệ nhân dân gian, Ca trù có rất nhiều thể thức hoặc giai điệu khác nhau, mỗi loại này được gọi là thể cách. Kỹ thuật hát rất tinh tế, công phu. Từ Ca trù, một thể thơ độc đáo đã ra đời và có vị trí sáng giá trong dòng văn học chữ Nôm của dân tộc, đó là thể hát nói với hàng nghìn bài thơ chữ Nôm chứa đựng rất nhiều tâm trạng và biến thái tinh tế của tâm hồn Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Về âm nhạc, ba loại nhạc cụ là đàn đáy, phách và trống, trải qua quá trình sử dụng lâu dài đã trở nên những nhạc khí đặc trưng của Ca trù, góp phần đưa Ca trù trở thành một thể loại thanh nhạc kinh điển của Việt Nam. Trên thế giới, ít có một bộ môn nghệ thuật nào mà chỉ có ba người cùng với nhạc cụ đàn đáy, cỗ phách, trống chầu phối hợp lại mà thành cả thơ, nhạc, tiết tấu, thể điệu… làm mê hoặc lòng người như Ca trù.

  • Mặc dù Việt Nam đã có nhiều cố gắng và có sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ Ca trù song sức sống của Ca trù hiện nay vẫn chưa phải ở mức cao và vẫn cần phải được bảo vệ hơn nữa để tăng khả năng tồn tại và phát triển. Việc duy trì thường xuyên các buổi biểu diễn Ca trù tại các Câu lạc bộ và nâng cao chất lượng nghệ thuật của loại hình này là vấn ề đặt ra đối với công việc bảo vệ Ca trù. Bên cạnh đó, cần phải nâng cao nhận thức về Ca trù để có thêm nhiều công chúng thưởng thức, khẳng định vị thế trong xã hội hiện đại; đồng thời cần phải hỗ trợ các nghệ nhân lớn tuổi và khuyến khích những ca nương, kép đàn trẻ học hỏi và tham gia truyền dạy Ca trù cho các thế hệ sau.

 

Với sự đồng thuận, tự nguyện và hiểu biết đầy đủ của các cộng đồng hát Ca trù tại Việt Nam, cùng các kế hoạch hành động, trách nhiệm, cam kết, ủng hộ và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước đối với việc bảo vệ Ca trù, ngày 01/10/2009, tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ca trù của Việt Nam đã chính thức được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Anchor 6

6. Thực trạng

Cái hay của nghệ thuật dân tộc là thế , vậy mà nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ, lạc lõng trước cơn lốc kinh tế thị trường , cũng như xu hướng nhạc ngoại như K.Pop , Rock , nhạc phương Tây , Hip Hop …Và quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động . Bên cạnh đó nhạc dân tộc càng thưa vắng người nghe , mất dần bản sắc , bị du lịch hóa và mất chất đang là điều trăn trở suy nghi của nhiều nhà nghiên cứu và thầm định âm nhạc tại Việt Nam. Đối với vấn đề đáng báo động này chúng em mong rằng ngành văn hóa cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy , trau dồi vốn âm nhạc dân gian cũng như tinh yêu và trách nhiệm đối với di sản quý của quê hương cho thế hệ tương lai, để các làng điệu , bài hát trong kho tàng ca dao dân ca luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của lớp trẻ hôm này và mai sau.

(sưu tầm Wikipedia)

Anchor 3

7. Tham khảo

KHÁM PHÁ NÉT ĐẸP ÂM NHẠC VIỆT
DÂN CA BẮC BỘ

Về quêTrần Mạnh Tuấn
00:00
bottom of page